Nhiều người thắc mắc Cúng dừa có ý nghĩa gì? cúng cho ông địa có được không? Bài viết hôm nay hỏi đáp 69 sẽ giải đáp điều này.
Xem thêm:
- Phật di lặc hợp với tuổi nào? Cúng gì cho phật di lặc?
- Giỗ cúng xôi gì? cúng chay hay mặn? bao nhiêu món thì được?
- Cúng xe bằng bông gì? chọn trái cây gì? bài khấn cúng là gì?
Cúng dừa có ý nghĩa gì? cúng cho ông địa có được không?
Cúng dừa có ý nghĩa gì?
Dừa trong tâm linh rất có ý nghĩa, tùy từng vùng mà sẽ có những cách định nghĩa nó khác nhau, trong đó bao gồm:
Sự thanh khiết, trong sạch:
Dừa là 1 trong nhiều loại quả có nước uống ngon, vị ngọt vậy nên nhiều người ở các vùng miền quan niệm nó là 1 loại trái cây tượng trưng cho sự sạch sẽ và thanh khiết.
Sự tài năng, trí tuệ:
Dừa hay được biết đến với câu chuyện sọ dừa, người mẹ uống nước dừa sau đó hạ sinh ra 1 cậu bé giống trái dừa. Tuy vậy cậu rất thông minh và trải qua thời gian thử thách cậu đã trở thành 1 con người có tài đóng góp cho đất nước.
Ý nghĩa sự đủ đầy:
Dừa trong tâm linh đọc lái theo đó là “Vừa đủ đầy” có nghĩa là chỉ mong đủ đầy không cần quá nhiều hay dư dả, nếu quá nhiều và dư dả thì sẽ khiến con người ta mất đi phương hướng từ đó dẫn đến những sai lầm xảy ra. Vậy nên trong mỗi mâm cúng của nhiều gia đình vào dịp lễ Tết thường thấy dừa trong mâm ngũ quả tượng trưng cho hàm ý là vừa vừa.
Cúng cho ông địa có được không?
Ông địa là 1 trong nhiều vị thần linh mà người Việt ta rất tôn thờ, thông thường trong mỗi gia đình nào cũng có 1 bàn thờ ông địa và thần tài ngồi chung với nhau với quan niệm cầu bình an cho gia đình cũng như tài lộc đến với nhà của mình.
Thông thường bàn thờ ông địa – thần tài thường cúng những gì mà gia đình có từ bánh kẹo, trái cây cho tới các loại đồ ăn – thức uống nước ngọt đều có thể chưng lên để mời các ông. Và trong đó Dừa không phải là thứ gì quá xa lạ nữa.
Đặc biệt là mâm ngũ quả dâng cúng cho ông Địa vào ngày Tết thì không thể thiếu Cầu – Dừa – Đủ – Xài được, thế nên từ xưa cha ông ta đã khắc ghi vào tâm khảm của gia đình – con cháu mình sẽ tiếp nối truyền thống và mãi về sau này vẫn sẽ như thế.
Với nhiều gia đình buôn bán – kinh doanh dừa thì đặc biệt họ sẽ cúng dừa nhà mình mua – buôn bán, thế nên chỉ cần ăn được và không hư hỏng thì bạn có thể dâng lên cúng ông Địa mà sẽ chẳng có vấn đề gì cả. Điển hình như nhiều người buôn bán cà phê thì họ dâng cà phê thế thôi.
Cách lựa dừa ngon để cúng ông Địa:
Dùng dừa để làm gì?
Dừa uống nước: Chọn dừa xiêm, dừa dứa hoặc dừa lửa, có vỏ xanh, dáng tròn, cuống còn tươi. Khi lắc nghe tiếng nước rõ ràng, nặng tay là dừa nhiều nước, ngọt.
Dừa lấy cơm: Chọn quả già, vỏ nâu, có mắt dừa hơi lõm vào. Khi gõ vào nghe tiếng đục và nặng tay là dừa có cơm dày.
Quan sát vỏ ngoài
Dừa tươi có vỏ xanh bóng, không bị thâm đen hay có vết dập.
Nếu dừa đã gọt vỏ, chọn quả còn trắng, không bị ngả vàng (dấu hiệu để lâu hoặc ngâm hóa chất).
Dùng tay lắc
Dừa nhiều nước khi lắc sẽ nghe rõ tiếng nước bên trong.
Nếu lắc mà không có tiếng động, có thể dừa bị hỏng hoặc ít nước.
Kiểm tra cuống dừa
Dừa tươi có cuống còn nguyên, không bị mềm nhũn hay có mùi lạ.
Nếu cuống bị mốc hoặc héo quắt, có thể dừa để lâu, không còn tươi ngon.
Nếm thử nếu có thể
Nước dừa ngọt tự nhiên, không có vị chua hay lạ.
Cơm dừa non mềm, hơi trong suốt; cơm dừa già trắng đục, giòn và béo.
Qua bài viết Cúng dừa có ý nghĩa gì cúng cho ông địa có được không? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.